Hãy chú ý đến Sodium Lauryl Sulfate nếu bạn thường xuyên sử dụng mỹ phẩm
Thị trường phát triển kéo theo sự đa dạng của các dòng mỹ phẩm, khiến các chị em phụ nữ thường băn khoăn trước những lựa chọn của mình. Kết quả, bạn sẽ ra quyết định mua nhiều sản phẩm để trải nghiệm. Tuy nhiên có một số thành phần mỹ phẩm chứa chất Sodium Lauryl Sulfate (SLS), với tin đồn về những tác động gây hại cho làn da của người sử dụng.
Thực hư điều này ra sao chúng ta cần tìm hiểu về nguồn gốc và chức năng hoạt động của nó, chất này có thật sự gây kích ứng da và mang đến những điều tiêu cực như lời đồn hay không?
Bài viết liên quan:
- Cách điều trị dị ứng mỹ phẩm khi mang thai tại nhà hiệu quả
- Chăm sóc da sau sinh: Đâu mới là lựa chọn đúng?
- Cách chọn và sử dụng mỹ phẩm an toàn cho mẹ bầu
Medium Lauryl Sulfate có kích ứng da như lời đồn?
1. Làm rõ tin đồn độc hại của Sodium Lauryl Sulfate
Một số trang báo và các diễn đàn về làm đẹp đã đưa ra một nhận định rằng chất này gây bào mòn da. Nó có mặt trong các loại mỹ phẩm làm đẹp, ngoài ra trong các loại sản phẩm gia dụng tẩy rửa gia đình và các loại dầu gội/sữa tắm,... vậy nó có thật sự độc hại không?
1.1. Sodium Lauryl Sulfate là gì?
Bắt đầu từ năm 1930, thế giới còn thiếu thốn và chưa tạo ra được những loại dầu gội đa dạng như hiện nay, họ thường dùng chất này để gội đầu. Nó giúp tóc trở nên sạch hơn và loại bỏ những bụi bẩn trên tóc.
Sodium Lauryl Sulfate là gì? Là một chất được tìm thấy từ gốc dừa/hạt cọ, hai loại cây này chứa dồi dào chất acid lauric (là một loại chất béo bão hòa), sau đó qua nhiều quy trình thí nghiệm hóa học với sự kết hợp chất từ dầu mỏ và các khoáng chất tự nhiên.
Với công dụng cơ bản trên bề mặt (tan nhanh và thấm đều hơn khi tiếp xúc với da). Nhìn chung, chất này có tác dụng chính là tẩy rửa và làm sạch các bề mặt rất hiệu quả.
Ngày nay, nhu cầu làm đẹp của chị em phụ nữ ngày càng phong phú đòi hỏi nhà sản xuất cần có nhiều đột phá hơn về ngành mỹ phẩm. Do đó Sodium Lauryl Sulfate trong mỹ phẩm đã xuất hiện nhiều hơn ở các sản phẩm làm đẹp.
Làm sạch hiệu quả là tính năng nổi bật nhất của chất này
1.2. Sodium Lauryl Sulfate được sử dụng ở đâu?
Thói quen mua sắm của chị em thường hướng đến những sản phẩm làm sạch nhanh, hiệu quả, vì vậy Sodium Lauryl Sulfate được sử dụng rất phổ biến trong các sản phẩm về công năng này.
Có một ưu điểm đặc biệt ở hợp chất chính là tạo ra được độ ẩm và hòa tan các bã nhờn và loại bỏ chúng tận sâu trong da. Ngoài ra còn loại bỏ được vi khuẩn, điều này sẽ khiến các chị em rất thích vì đa số ai cũng muốn một làn da sạch đẹp và mịn màng.
- Sodium Lauryl Sulfate trong mỹ phẩm: các loại sản phẩm như nước tẩy trang, kem nền, phấn phủ, son dưỡng, sữa rửa mặt cùng các loại tẩy tế bào chết.
- Sản phẩm chăm sóc cơ thể: các chị em sẽ khá bất ngờ vì sản phẩm mình dùng hàng ngày hầu hết chứa thành phần có chứa thành phần này. Một vài sản phẩm như kem dưỡng cơ thể, kem dưỡng tay chân, kem trị kích ứng da, các loại dầu gội, dầu xả dưỡng tóc, muối tắm tẩy tế bào, nước súc miệng, kem đánh răng, cùng nhiều loại khác.
- Sản phẩm gia dụng, hỗ trợ làm sạch cho nhà cửa như chất làm sạch bếp, chất tẩy rửa inox, nước rửa chén, nước giặt, bột giặt,...
Chất này tồn tại trong mỹ phẩm chỉ là một phần, một số phân loại khác cũng chiếm ưu thế trong gia đình của chị em nội trợ, là một chất góp phần cho sản phẩm đắc lực về tẩy rửa.
1.3. Sodium Lauryl Sulfate có độc hại như lời đồn?
Sodium Lauryl Sulfate có hại không? Theo một số đánh giá từ Hội đồng thẩm định và đánh giá mỹ phẩm, chất làm sạch hiệu quả này hoàn toàn lành tính và chỉ gây ra kích ứng nếu như nồng độ có trong sản phẩm vượt quá tỷ lệ 2%.
Một bài tạp chí đã lên tiếng về những tác dụng nó đã gây ra, cụ thể chất này khiến da trở nên nhạy cảm và lão hóa nhanh hơn, sự bào mòn làn da cũng có thể thấy rõ. Ngoài ra cũng làm cho da bị mất nước và khô ráp. Lượng Sodium Lauryl Sulfate trong mỹ phẩm từng được phản hồi là có hiện tượng gây kích ứng và khó chịu cho da. Điều này đã chứng minh được rằng, chất này hoàn toàn có khả năng gây khó chịu lên bề mặt da và cơ thể trong các sản phẩm chăm sóc.
Vì vậy chị em nên cân nhắc khi lựa chọn sản phẩm có chứa Sodium Lauryl Sulfate cho gia đình cũng như chăm sóc bản thân. Vì có nhiều tác nhân ảnh hưởng nếu như sử dụng trong thời gian dài, các doanh nghiệp sản xuất cũng đang cân nhắc việc giảm thiểu tối đa lượng chất này trong sản phẩm.
Sodium Lauryl Sulfate giúp da mặt trở nên sạch khỏe
2. Sodium Laureth Sulfate
Một thành phần khá quan trọng nhưng ít ai biết đến, Earthmama sẽ giúp bạn hiểu hơn về chất tạo bọt này. Sodium Laureth Sulfate có hại không? Hay chẳng qua chỉ là một vài sự nhận định chủ quan?
Tính năng chính của chất này là tạo bọt và làm sạch
2.1. Sodium Laureth Sulfate là gì?
Sodium Laureth Sulfate cũng là một chất tẩy rửa nhưng được tìm thấy trong trái dừa, nó có khả năng làm sạch hiệu quả về mặt da và cảm giác dịu nhẹ do chất béo cao.
Ngoài thắc mắc Sodium Laureth Sulfate là gì, cái tên của nó cũng là một điều đáng quan tâm vì các tên gọi khác nhau và khó phân biệt. Chất này còn được gọi là SLES - có mặt trong bảng thành phần của nhiều sản phẩm về gia đình và làm đẹp như dầu gội, sữa tắm, thuốc tẩy,...
2.2. Sodium Laureth Sulfate được sử dụng ở đâu?
Được sử dụng trong các sản phẩm có chức năng làm trôi bụi bẩn và vi khuẩn, nó rất quen thuộc trong cuộc sống của chúng ta mỗi ngày mà mọi người thường ít chú ý đến.
- Chăm sóc cơ thể/da mặt: Nước tẩy trang, chất tẩy tế bào chết, dầu xả, sữa tắm và các loại muối tắm tẩy tế bào.
- Sinh hoạt và chăm sóc gia đình: Bột giặt, nước tẩy, nước giặt quần áo, nước rửa chén, chất tẩy nhà bếp, chất tẩy inox bám sét,...
- Chăm sóc răng miệng và tóc: Kem đánh tẩy trắng răng, nước kháng khuẩn răng miệng, thuốc tẩy tóc, thuốc nhuộm tóc, keo vuốt tóc,..
Đa số các loại dầu gội được tạo ra đều có chất này
2.3. Sodium Laureth Sulfate có độc hại không?
Thật ra, chất Sodium Laureth Sulfate có hại không là một câu hỏi đang nhận được rất nhiều luồng ý kiến khác nhau. Một số người nhận xét rằng chất này ảnh hưởng tới một số bộ phận của cơ thể.
Nghiên cứu của các chuyên gia đã đưa ra kết luận rằng chất này không có khả năng gây hại nghiêm trọng đến cơ thể, ngoài ra cũng không gây ung thư và bào mòn cơ thể.
Tuy nhiên, bất cứ sản phẩm nào cũng vậy, chị em cũng không nên lạm dụng nó quá nhiều vì có thể tạo ra một số tác dụng phụ như kích ứng và châm chít cho da. Chuyên gia khuyến cáo cần tham khảo lượng Sodium Laureth Sulfate trong các sản phẩm và sử dụng hợp lý để cơ thể luôn an toàn và khỏe mạnh.
3. Phân biệt sự khác nhau giữa Sodium Lauryl Sulfate và Sodium Laureth Sulfate
Nhiều người thường nghĩ rằng hai chất này giống nhau, vậy thực chất có giống nhau hay không?
- Điểm giống nhau: đều là chất hoạt động trên bề mặt, có công năng tạo bọt, làm sạch và trôi các vi khuẩn/chất bẩn. Là một thành phần hữu ích trong nhiều sản phẩm.
- Điểm khác nhau: Sodium Lauryl Sulfate có nguồn gốc từ dầu hạt cọ, tính kích ứng cao và dễ gây khó chịu hơn, có thể hòa tan protein. Hợp chất còn lại có nguồn gốc từ dừa và độ dễ chịu tốt hơn, tuy nhiên không thể hòa tan protein.
Chính vì những khác biệt này, ngày nay nhà sản xuất thường sử dụng Sodium Lauryl Sulfate nhiều hơn để tránh gây kích ứng da, chị em phụ nữ nên cân nhắc kỹ điều này khi lựa chọn sản phẩm nhé.
Dừa là một trong các thành phần tạo nên nguồn gốc của hợp chất
4. Tại sao Sodium Lauryl Sulfate được sử dụng nhiều trong mỹ phẩm?
Hầu hết mọi người, đặc biệt là chị em phụ nữ chúng ta luôn mong muốn một cảm giác sạch sẽ và sảng khoái cho bản thân mình. Sodium Lauryl Sulfate là thành phần giải quyết được mong muốn này.
Các loại mỹ phẩm có chứa hàm lượng chất này thường có tính làm sạch sâu rất tốt, cảm giác mặt rất nhẹ và mát sau mỗi lần sử dụng. Ngoài ra chất này cũng hỗ trợ làm giảm tình trạng bụi bẩn tính tụ vào lỗ chân lông tạo ra mụn và sợi bã nhờn.
5. Có nên sử dụng mỹ phẩm chứa chất Sodium Lauryl Sulfate hay không?
Tính đến thời điểm hiện tại, chưa có một tình trạng nào về việc Sodium Lauryl Sulfate trong mỹ phẩm gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe như những tin đồn trên báo chí. Tổ chức OECD về hợp tác và phát triển kinh tế cũng kết luận rằng chất này hoàn toàn không có nguy cơ tác động sức khỏe người dùng.
Đối với những chị em sở hữu làn da nhạy cảm không nên sử dụng sản phẩm có chứa hóa chất nhiều, vì điều này giúp bảo vệ làn da trước những kích ứng có thể xảy ra cho bạn.
6. Một số tác động tiêu cực của Sodium Lauryl Sulfate
Bản chất thật sự vẫn là một loại hóa chất, tuy nó không gây hại nhưng vẫn có một số tác động nho nhỏ. Những công năng của chất này có thể tốt với một số trường hợp nhưng lại là ảnh hướng với một số trường hợp khác.
6.1. Đối với sức khỏe người dùng
Một điều quan trọng chính là không nên để Sodium Lauryl Sulfate tiếp xúc vào mắt, nó có thể gây kích thích và làm đục thủy tinh thể. Đối với trẻ em điều này tuyệt đối không được vì sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển giác mạc của các em.
Tính dễ tan và thẩm thấu nhanh cũng là một điều khiến nó gặp trở ngại, bởi vì khi thẩm thấu xuyên qua các tế bào sẽ khiến da bị bào mòn, dễ tổn thương và thời gian lâu dần da sẽ bị mỏng.
Không nên sử dụng dầu gội có chứa hàm lượng Sodium Lauryl Sulfate quá nhiều vì sẽ khiến tóc bạn trở nên khô xơ và dễ hư tổn hơn. Thời gian để dưỡng lại có thể sẽ rất tốn công.
6.2. Đối với môi trường, cuộc sống
Hóa chất căn bản sẽ gây hại cho môi trường, lẫn vào nguồn nước gây ô nhiễm. Làm biến động môi trường sống của các loài thủy sinh, nguồn nước này cũng sẽ trôi theo dòng dẫn ra các nơi khác.
Sodium Lauryl Sulfate và những ảnh hưởng môi trường
7. Mỹ phẩm thiên nhiên thay thế các sản phẩm chứa Sodium Lauryl Sulfate
Vì bản chất không độc hại nhưng mang nhiều tác dụng phụ của mình, Sodium Lauryl Sulfate không hoàn toàn chiếm được sự ưu ái của các chị em phụ nữ. Vì sức khỏe lâu dài và làn da khỏe mạnh, mọi người đang quan tâm nhiều hơn đến các loại mỹ phẩm có thành phần từ thiên nhiên nhiều hơn để hệ miễn dịch an toàn.
Các chị em phụ nữ nên chọn nguồn cung cấp mỹ phẩm thiên nhiên đủ chuẩn và có chứng nhận an toàn. Ngoài ra cần xem qua bảng thành phần của sản phẩm để xem nó có thật sự thiên nhiên hay không.
Xem thêm: Một số sản phẩm organic cho mẹ bỉm
Mỹ phẩm thiên nhiên đang là xu hướng nổi bật
Qua những gì Earthmama đã chia sẻ cùng bạn, hi vọng rằng chị em sẽ có cái nhìn rõ ràng hơn và sự khác biệt của hai hợp chất tạo bọt và làm sạch này. Một số thông tin thêm cũng như các sản phẩm thiên nhiên, hãy ghé thăm Earthmama và để lại những câu hỏi của mình, đội ngũ sẽ phản hồi bạn nhanh chóng nhất. Chúc các chị em luôn vui khỏe!
Bài viết và hình ảnh được tổng hợp bởi Earthmama.
—
Earthmama – Hệ thống sản phẩm Organic cho Mẹ và Bé lớn nhất Việt Nam.
Earthmama tự hào là địa chỉ mua sắm đầu tiên mang đến những dòng sản phẩm từ thiên nhiên, đảm bảo tính an toàn cho sức khỏe bà mẹ và trẻ em Việt Nam, luôn đề cao những giá trị của niềm tin và uy tín.
Earthmama – Đồng hành cùng sức khỏe và sắc đẹp của Mẹ và Bé
Comments
Post a Comment