Thai giáo là gì? Những điều cần biết về thai giáo trong 9 tháng thai kỳ
Thai giáo, hay còn được hiểu là quá trình nuôi dạy con ngay từ khi con còn trong bụng mẹ. Đây là một thuật ngữ phổ biến tại Việt Nam hiện nay, được nhiều mẹ bầu quan tâm và tìm hiểu bởi các thông tin về lợi ích của hoạt động này.
Giáo thai liệu thực sự có mang lại những lợi ích như mẹ nghĩ? Cụ thể hoạt động này giúp ít gì cho quá trình mang thai của mẹ và sự phát triển của bé? Hãy cùng Earthmama tìm hiểu qua bài viết sau!
Bài viết liên quan:
- Mẹ cần chuẩn bị đồ đi sinh trong bệnh viện như thế nào?
- Những bài tập thể dục cho bà bầu đơn giản và hiệu quả
- Bà bầu nên ăn gì để thai nhi phát triển tốt?
Làm thế nào để có thể “giao tiếp”, phát triển bé ngay từ khi còn trong bụng mẹ?
1. Phương pháp thai giáo là gì?
Giáo thai là cách mẹ bầu nuôi dưỡng, dạy dỗ, tương tác với em bé ngay từ khi trong bụng mẹ. Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy rằng thai nhi đã có thể tiếp nhận các “thông tin” về thế giới bên ngoài bằng âm thanh, vị giác, xúc giác,..
Mỗi cảm giác bạn truyền qua hoặc thậm chí là những cái chạm nhẹ lên bụng đều là những kích thích để tương tác với trẻ. Từ thức ăn bạn ăn đến những cảm xúc bạn trải qua, mỗi trải nghiệm bạn trải qua đều là trải nghiệm được chia sẻ với đứa con bé bỏng của bạn khi nó còn trong bụng mẹ.
2. Vì sao thai giáo quan trọng?
Đây chính là một cách để bố mẹ hình thành sợi dây gắn kết với con ngay từ những ngày đầu đời. Bằng những tương tác phù hợp với con theo từng giai đoạn độ tuổi, giáo thai có thể giúp trẻ phát triển những phản xạ ngôn ngữ, cử chỉ, giao tiếp từ sớm.
Giáo thai còn được xem như là một phương pháp để làm tăng mối liên kết giữa em bé và bố mẹ, thế giới bên ngoài. Ngoài ra, nhiều giả thuyết cho rằng nếu bắt đầu thai giáo khoa học và đúng cách từ sớm, khi lớn lên bé sẽ có nền tảng và khả năng phát triển các trí thông minh về ngôn ngữ, âm nhạc, tương tác – giao tiếp,…Thuộc về nghiên cứu Đa trí tuệ của Tiến sĩ Howard Gardner (Đại học Harvard).
Nghiên cứu về các loại trí thông minh điển hình của con người (Theory of multiple intelligences)
3. Có những phương pháp thai giáo nào?
Thai tháo được chia ra làm 2 loại dựa trên những tương tác, liên kết với mẹ và bé:
- Thai giáo trực tiếp: là những tương tác đến những giác quan của bé như thính giác, vị giác, xúc giác, khứu giác, thị giác.
- Thai giáo gián tiếp là sự truyền tải thông tin, ý nghĩ hay cảm xúc từ mẹ sang bé dựa trên sợi dây liên kết để bé có thể cảm nhận được thế giới của mẹ.
4. Một số cách thực hiện
Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng trẻ sơ sinh ghi nhớ âm thanh và mùi vị mà chúng đã nghe, trải nghiệm trong bụng mẹ. Cơ bản, nếu bạn có niềm yêu thích với một bài hát hoặc chương trình cụ thể trong khi mang thai, em bé của bạn rất có thể nhận ra âm thanh của bài hát hoặc chương trình đó sau khi chào đời.
Ngoài âm thanh, em bé của bạn cũng sẽ quen với mùi vị và học cách thích chúng. Nếu bạn ăn một loại thực phẩm cụ thể khi đang mang thai, em bé của bạn cũng sẽ phát triển sở thích và thích món đó hơn sau khi sinh.
- Thai giáo bằng thính giác
Vào khoảng tuần thứ 18 của thai kỳ , em bé sẽ bắt đầu nghe thấy âm thanh của cơ thể bạn, chẳng hạn như nhịp tim và tiếng bụng của bạn. Ở tuần thứ 26 , em bé có thể phản ứng với tiếng ồn cả bên trong và bên ngoài cơ thể mẹ, và có thể được xoa dịu bằng giọng nói của mẹ.
Các hoạt động giáo thai bằng thính giác có thể diễn ra là: cho bé nghe nhạc, đọc sách cho bé, trò chuyện với bé…
Thính giác là một trong những giác quan được chú ý trong các hoạt động giáo thai nhất hiện nay
- Thai giáo bằng thị giác
Từ những ngày đầu tiên đến tuần thứ 28, mắt của thai nhi phát triển và hoạt động bình thường bên dưới lớp da. Em bé sẽ mắt đầu có mí mắt từ khoảng tuần 22, tuần 28 – 28 là khoảng thời gian bé có thể mở mắt lần đầu tiên và biết nhìn và cảm nhận được ánh sáng.
Giáo thai bằng thị giác có thể bắt đầu với việc tập cho bé cảm nhận ánh sáng, ánh sáng mặt trời tuy nhiên nên áp dụng với cường độ thấp và thời gian ngắn.
- Thai giáo bằng khứu giác, vị giác
Âm thanh và những cái chạm nhẹ không phải là những thứ duy nhất đi kèm với quá trình học hỏi của thai nhi mà còn có cả mùi vị. Các chồi giác quan của bé có thể phát triển đầy đủ từ tháng thứ 7 thai kỳ với các thụ thể khứu giác đã có thể hoạt động.
Thực phẩm mẹ bầu ăn sẽ đi vào nước ối, sau đó sẽ được thai nhi tiếp nhận. Điều này làm cho bé quen với hương vị và mùi của thức ăn bạn ăn, do đó nếu bạn ăn kiêng hoặc hạn chế thức ăn sẽ có thể làm cho bé biếng ăn, từ chối nhiều món ăn sau này.
- Thai giáo bằng xúc giác
Vào khoảng 20 tuần tuổi , em bé sẽ có thể cảm nhận được cảm giác được chạm và vuốt ve trên bụng bầu của bạn. Vuốt ve bụng sẽ gửi tín hiệu xoa dịu đến hệ thần kinh của bé. Đây là thời điểm tốt để tận dụng điều đó và giúp bé cảm thấy được yêu thương.
5. Hướng dẫn mẹ giáo thai đúng cách trong suốt quá trình mang thai
Bạn không cần phải đợi cho đến khi con của mình được sinh ra rồi mới tìm cách gắn kết. Ngay từ lúc bắt đầu mang thai bạn đã có thể để bắt đầu hình thành sự gắn bó với em bé của bạn, bằng nhiều cách khác nhau. Sau đây, Earthmama sẽ hướng dẫn bạn về những cách thai giáo cho bé trong từng giai đoạn.
Gắn kết với bé qua từng cử chỉ
5.1 Thai giáo 3 tháng đầu thai kỳ
3 tháng đầu tiên là giai đoạn quan trọng nhất trong việc hình thành các cơ quan, bộ phần đầu tiên của trẻ. Nhau thai sẽ bắt đầu phát triển trong tam cá nguyệt đầu tiên, có hình tròn, dẹt, đảm nhiệm nhiệm vụ truyền chất dinh dưỡng từ mẹ sang con và chuyển chất thải từ em bé ra ngoài. Những yếu tố liên quan đến giáo thai trong giai đoạn này tương đối đơn giản. Mẹ cần chú ý đến:
- Tâm trạng, cảm xúc của mẹ cần thư thái, cân bằng, hạn chế các kích động mạnh như tức giận, u buồn, quá lo lắng có thể ảnh hưởng đến nội tiết tố cơ thể.
- Mẹ có thể massage nhẹ nhàng xung quanh vùng bụng khoảng 10 – 20s mỗi lần, điều này giúp cho bụng mẹ thoải mái hơn, việc trao đổi chất diễn ra ổn định hơn (đây là giai đoạn các cơ quan nội tạng trong bụng bắt đầu bị tác động với sự xuất hiện của thai nhi).
- Đến tháng thứ 2, 3 của thai kỳ, bào thai đã có thể bắt đầu cơ bản hoàn thiện và có thể di chuyển, nhưng mẹ sẽ khó cảm nhận được. Dù vậy, việc trò chuyện, cho bé nghe những âm thanh nhẹ nhàng giúp mẹ thoải mái là cách thai giáo gián tiếp cho bé trong giai đoạn này.
Hoạt động tương tác với trẻ dưới 3 tháng cần nhẹ nhàng, vi tế
5.2 Thai giáo 3 tháng giữa thai kỳ
Trong tam cá nguyệt thứ 2, bạn có thể cảm nhận được những chuyển động đầu tiên của con mình. Bé có khả năng nghe tốt hơn, nhìn thấy được các màu sắc cơ bản và cảm nhận được tâm trạng của người mẹ. Ngoài ra, bé còn bắt đầu ghi nhớ những tương tác bằng xúc giác và vị giác.
Hoạt động này đóng vai trò quan trọng hơn khi trí não cũng như các giác quan của bé đã có sự hoàn thiện nhất định. Đến giai đoạn này, hẳn mẹ đã hiểu được thai giáo là gì cũng như các hoạt động cơ bản mẹ cần biết.
- Thai giáo thính giác: mẹ nên chú trọng vào hoạt động này vì đây là giai đoạn thính giác bé có nhiều phát triển nhất. Những bản nhạc hòa tấu du dương, những âm thanh trò chuyện dễ chịu của bố và mẹ chính là thức ăn tinh thần tốt nhất cho bé.
- Vì đây là giai đoạn bé có thể ghi nhớ những cảm xúc, suy tư của mẹ, do đó, mẹ do đó bạn cần giữ một tinh thần lạc quan và cảm xúc tích cực để duy trì sự thư thái cho em bé.
- Thai giáo vận động: bạn có thể chơi đùa với em bé bằng cách tương tác vào những vị trí thai máy (vị trí mà em bé đã đạp), để cho em bé cảm nhận được những tín hiệu phản hồi từ bạn.
- Thai giáo ánh sáng: Bạn có thể duy trì hoạt động này bằng cách đi dạo và phơi nắng, vừa giúp bạn hấp thụ vitamin D, vừa giúp bé có các “cảm giác” khi bạn đang di chuyển dưới ánh sáng mặt trời.
Chăm sóc bé trong bụng mẹ 3 tháng giữa thai kỳ
5.3 Thai giáo 3 tháng cuối thai kỳ
Từ tháng thứ 7 trở đi, bé sẽ có kích thước khoảng 41cm và 1.5kg, bạn sẽ cảm nhận rõ rệt những chuyển động của thai nhi trong giai đoạn này, cũng như bé có thể “phản hồi” lại với những âm thanh, kích thích từ bên ngoài cơ thể của mẹ. Các hoạt động giáo thai từ tháng thứ 7 trở đi chính là cách tốt nhất tạo ra sự liên kết, gần gũi giữa bé và bố mẹ.
Trong giai đoạn này, một trong những phương pháp được nhiều bà mẹ trên thế giới chú ý đến là Haptonomy. Hãy cùng Earthmama tham khảo về phương pháp thai giáo cho bé này nhé!
- Phương pháp Haptonomy: Haptonomy có nghĩa là “chạm” được coi như một nghệ thuật giao tiếp với thai nhi thông qua những động tác chạm nhẹ nhàng vào thành bụng.
Nghệ thuật tiếp xúc này nhằm mục đích thiết lập một mối quan hệ đặc biệt giữa cha mẹ và em bé trong tử cung, dựa trên quan sát rằng cảm giác an toàn về cảm xúc góp phần vào sự phát triển của tất cả các khả năng nhận thức và tâm lý của trẻ.
Bằng cách giao tiếp thông qua xúc giác và cảm nhận, bạn có thể cho bé biết rằng bé là người quan trọng, được yêu thương và là một phần của gia đình. Nhiều bố mẹ thực hành Haptonomy cho biết, nó cũng có thể hỗ trợ các bà mẹ chuẩn bị sinh con bằng cách giúp họ hiểu vị trí và chuyển động của em bé.
- Ngoài ra, mẹ nên tiếp tục duy trì các hoạt động tương tác khác bằng âm thanh (mẹ có thể tìm kiếm “nhạc thai giáo 3 tháng cuối” trên các nền tảng âm nhạc cho bé nghe), cử chỉ qua bụng mẹ (xúc giác) và ánh sáng,… để giúp bé chuẩn bị các phản xạ giác quan tốt hơn khi tiếp xúc với thế giới bên ngoài.
Thể thao nhẹ nhàng, giao lưu với các mẹ bầu khác cũng là một trong những hoạt động của phương pháp này
6. Những điều cần lưu ý khi thực hiện thai giáo cho con
Để có một thai kỳ lành mạnh, giúp cho em bé phát triển cũng như giúp mẹ thực hành giáo thai tốt hơn, mẹ cần chú ý những vấn đề sau trong suốt 9 tháng mang thai:
- Có một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, bổ sung các loại chất dinh dưỡng, vitamin cần thiết cho sự phát triển của bé. Đặc biệt là bổ sung lượng sắt vừa đủ cũng như kiểm soát cân nặng phù hợp với thể trạng cơ thể.
- Đừng quên các bài tập vận động, thể thao nhẹ nhàng giúp duy trì cơ thể dẻo dai, hạn chế tình trạng béo phì và tiết ra các hormone hạnh phúc để mẹ có tâm trạng, tinh thần tốt hơn trong quá trình mang thai.
- Thực hành thai giáo cho bé như một thói quen vì điều này không chỉ giúp cho bé mà còn giúp bạn tận hưởng quá trình làm mẹ, thắt chặt sợi dây liên kết giữa hai mẹ con.
- Hãy nhớ rằng, mỗi món ăn mà bạn ăn, mỗi một suy nghĩ, cảm xúc buồn, vui mà bạn trải qua thì con bạn đều cảm nhận được.
- Bổ sung các kiến thức về sự phát triển của bé qua từng giai đoạn và luôn lắng nghe những phản ứng trong cơ thể của mình, cảm nhận những cử chỉ của em bé cũng là một quá trình quan trọng của phương pháp này.
Chúc mẹ có một thai kỳ vui thật khỏe mạnh và vui vẻ!
Hy vọng qua bài viết, bạn đã có một góc nhìn đa dạng về chủ đề thai giáo cũng như các thông tin cơ bản mà bạn cần biết khi bắt đầu quá trình tìm hiểu và xác định các cách giáo thai phù hợp.
Nếu có thêm bất kỳ vấn đề nào liên quan đến việc chăm sóc thai kỳ an toàn cho mẹ trước, dưỡng sức sau khi sinh và nuôi dạy trẻ nhỏ thì đừng ngần ngại liên hệ ngay với Earthmama để được đội ngũ tư vấn của chúng tôi hỗ trợ bạn nhé!
Bài viết và hình ảnh được tổng hợp bởi Earthmama.
—
Earthmama – Hệ thống sản phẩm Organic cho Mẹ và Bé lớn nhất Việt Nam.
Earthmama tự hào là địa chỉ mua sắm đầu tiên mang đến những dòng sản phẩm từ thiên nhiên, đảm bảo tính an toàn cho sức khỏe bà mẹ và trẻ em Việt Nam, luôn đề cao những giá trị của niềm tin và uy tín.
Earthmama – Đồng hành cùng sức khỏe và sắc đẹp của Mẹ và Bé
Comments
Post a Comment